ENG

Trần Lưu Hậu (1928)

Hometown:

Ninh Bình

Graduation:

Tốt nghiệp trường Mỹ thuật Việt Nam khoa kháng chiến (1950-1953)

Archivement:

Một số tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Phương Đông (Liên Xô cũ), Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Á Đông Ba Lan và các nhà sưu tập cá nhân.

Tham dự nhiều triển lãm Mỹ thuật trong và ngoài nước

Giải nhì triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1980

Giải chính thức triển lãm Hội họa Hiện thực Bungari 1986

Giải nhất triển lãm Nghệ thuật Đồ họa (1975-1985)

Giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1962-1989)

Triển lãm nhóm tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992  

      Trần Lưu Hậu ở trong số mười hai họa sĩ được đào tạo trong khóa đầu tiên (thường gọi là khóa kháng chiến) của trường Mỹ thuật Viện Nam do danh họa Tô Ngọc Vân thành lập 1949 tại chiến khu Việt Bắc.

      Về mặt kỹ thuật, có lẽ trong thế hệ của anh, Trần Lưu Hậu là người mang đậm nét dấu ấn của trường phái Paris. Nhưng đối với anh đó chỉ là phương tiện, quan tâm chủ yếu của anh là thể hiện những lóc lánh tâm hồn, hay như anh thường nói, “mang cái thần của mình vào tranh”. Của anh là một hiện thực tâm thức và anh không mấy băn khoăn về chuyện vẽ theo “Đông hay Tây”.

      Với một mảng màu rực lên những sắc độ nóng, thậm chí đôi khi chói gắt.hậu thiên về một bút pháp xuất biểu, nhưng con mắt nhìn thì lại xoái vào bên trong. Anh không vẽ những gì mình nhìn thấy như là vật thể khách quan mà muốn “nội tâm” hoá chúng.Tất cả, trước khi được thể hiện thành tranh, đều được lọc qua bản ngã để rồi đọng thành một tâm ảnh trong anh, từ đó phóng chiến ra bằng những phương tiện nghệ thuật thích hợp.Hình như đó là cơ chế vận hành của mọi sáng tạo đích thực.

      Triển diển nghệ thuật Trần Lưu Hậu vậy là một quá trình ngày càng thiên về hướng nội với một nghị lực điềm đạm, trầm tĩnh.Không vội vã, anh chưng cất mọi cảm xúc, suy tư của mình trước khi ngồi vào trước giá vẽ. Điều đó không ngăn anh có những bùng nổ màu sắc, tiết tấu khiến ta nhớ đến một Vlaminck hay một Rounault…

      Có thể nói Trần Lưu Hậu là một dòng chảy lặng lờ không quên để lại dọc đôi bờ lớp phù sa ngậm nắng mặt trời.